Tin tây nguyên, an ninh trật tự, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum
  • home icon
  • Giá cà phê
  • Giá tiêu
  • Đắk Lắk
  • Lâm Đồng
  • Gia Lai
  • Đắk Nông
  • Kon Tum
  • Xã hội
  • Giáo dục
  • Thế giới
  • Kinh doanh
  • Pháp luật
    • Vụ án ly kỳ
  • Giải trí
  • Thêm ...
    • Ôtô - Xe máy
    • Khoa học - Công nghệ
    • Sức khỏe - Y tế
    • Văn hóa
    • Đời sống
    • Du lịch
    • Thể thao
Khoa học
Thứ Sáu, 19/07/2019 lúc 15:38

Vì sao trên Mặt trăng không có không khí mà quốc kỳ Mỹ tung bay?

Những người theo thuyết âm mưu tin rằng phi hành gia Neil Armstrong chưa bao giờ đặt chân lên Mặt trăng căn cứ vào một trong những manh mối quan trọng: Quốc kỳ của Mỹ cắm trên bề mặt Mặt trăng tung bay dù gió không tồn tại trên vệ tinh này.

Nếu Liên Xô có nhà du hành Yuri Gagarin là người đầu tiên trong lịch sử bay vào vũ trụ vào năm 1961, thì nước Mỹ có nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969.

Những người theo thuyết âm mưu thắc mắc tại sao quốc kỳ Mỹ có hình dạng giống như đang tung bay trong gió – Ảnh: GETTY/NASA

Ngày 20-7-2019 đánh dấu tròn 50 năm kể từ khi hai phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong và Edwin “Buzz” Aldrin đặt chân lên Mặt trăng. Khoảng 650 triệu người đã xem giây phút này qua truyền hình.

Trước đó, ngày 16-7-1969, tên lửa Saturn V đã đưa tàu vũ trụ Apollo 11 cùng 3 phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin rời khỏi địa cầu. Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đang kỷ niệm sự kiện quan trọng này.

Giữa bối cảnh đó, các câu chuyện liên quan tới bước ngoặt này tiếp tục được lật lại. Trong đó, một câu chuyện gây nhiều tranh cãi và gây tò mò hàng đầu chính là liệu các phi hành gia Mỹ đã thật sự đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969 hay không.

Để đánh dấu giây phút lịch sử vào năm 1969 trên, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Richard Nixon đã chỉ thị các nhà du hành vũ trụ phải cắm cờ Mỹ lên bề mặt Mặt trăng. Đây cũng là một hành động để vinh danh mỗi người Mỹ đã đóng thuế, đóng góp cho chương trình Apollo.


Khoảnh khắc Neil Armstrong và Buzz Aldrin cắm cờ Mỹ lên bề mặt Mặt trăng – Nguồn: NASA

Tuy nhiên, việc cắm cờ lên bề mặt Mặt trăng đã trở thành trung tâm gây tranh cãi khi người ta đưa ra một vài thuyết âm mưu.

Một thuyết âm mưu hàng đầu được đưa ra cho rằng chuyện lá cờ tung bay trên Mặt trăng không thể nào xảy ra, vì vốn dĩ môi trường trên Mặt trăng không có không khí.

Buzz Aldrin chính là phi hành gia đứng cạnh quốc kỳ của Mỹ cắm trên bề mặt Mặt trăng trong bức ảnh nổi tiếng một thời. Ông sau đó cho biết đó là “giây phút tự hào nhất” trong cuộc đời của mình.

Trong nhiều thập niên, NASA đã nỗ lực giải quyết các cáo buộc lừa bịp bằng cách đưa ra nhiều lời giải thích tại sao lá cờ lại chuyển động khi được cắm trên bề mặt Mặt trăng.

NASA giải thích rằng sở dĩ lá cờ được nhìn thấy chuyển động như vậy là do các phi hành gia cố cắm cây cờ sâu xuống bề mặt Mặt trăng, làm cho cây cờ rung rinh và không đứng yên. Trong khi đó, lá cờ có hình gợn sóng, nhìn giống một lá cờ đang tung bay là do các nếp gấp trong quá trình cất giữ cờ khi đem lên Mặt trăng.

Tuy nhiên, những người theo thuyết âm mưu nhiều thập niên qua vẫn tuyên bố rằng đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy việc phi hành gia Mỹ đổ bộ lên Mặt trăng năm 1969 chỉ là một trò lừa gạt được quay tại một xưởng phim của Hollywood.

Những người khác cho rằng giây phút lịch sử trên đã được quay tại một địa điểm bí mật xa xôi, chẳng hạn sa mạc Nevada ở Mỹ.

Sau sứ mệnh Apollo 11, NASA tiếp tục cắm thêm 5 cây cờ lên Mặt trăng và hầu hết số cờ này vẫn đứng sừng sững tới ngày nay.

Một số thuyết âm mưu khác cũng được đưa ra liên quan tới sự kiện con người đặt chân lên Mặt trăng năm 1969. Đó là không có sự xuất hiện của các ngôi sao trong ảnh chụp của các phi hành gia thực hiện sứ mệnh Apollo 11.

Một nghi vấn khác là dấu chân mang tính biểu tượng của Neil Armstrong không khớp với đôi giày đi trên Mặt trăng của ông hiện vẫn đang được trưng bày.

Trong bài viết có tựa đề “Phải chăng là một lời nói dối khủng khiếp? Sao nhiều người vẫn nghĩ cuộc đổ bộ lên Mặt trăng là giả?” đăng vào tuần trước, báo Guardian của Anh đã kể về nguồn gốc của những nghi vấn về sự kiện lịch sử năm 1969.

Mọi chuyện bắt đầu với một người đàn ông tên Bill Kaysing và cuốn sách về “trò bịp 30 tỉ USD của Mỹ”. Bill Kaysing là một nhà văn người Mỹ gốc Đức, từng là nhân viên của Rocketdyne, công ty giúp thiết kế động cơ tên lửa Saturn V, từ năm 1956 tới 1963.

Năm 1976, ông tự xuất bản một cuốn sách nhỏ có tên We Never Went to the Moon: America’s Thirty Billion Dollar Swindle (Chúng ta chưa từng lên Mặt trăng: Trò bịp 30 tỉ USD của Mỹ). Ông đã tìm kiếm bằng chứng cho cáo buộc của mình, với các bức ảnh mù mờ và những giả thuyết được cho là khôi hài.

Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các giả thuyết của ông vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong các bộ phim Hollywood, phim tài liệu Fox News, diễn đàn Reddit và các kênh YouTube.

Theo Tuổi Trẻ

  • Từ khóa:
  • khám phá vũ trụ
  • Mặt Trăng
  • Neil Armstrong
Đọc nhiều
  • Thủ môn U22 Thái Lan tiết lộ bí mật về pha phạt đền của U22 Việt Nam

  • Hãi hùng cuộc đối thoại của nhóm bị cáo thay nhau xâm hại tình dục, sát hại nữ sinh giao gà chiều 30 Tết chấn động Điện Biên

  • Xúi giục bạn hóa trang thành ‘người mặc đồ đen’ để câu like trên mạng xã hội

  • Tạm đình chỉ công tác 2 lãnh đạo đội CSGT ‘bảo kê xe quá tải’

  • Ăn hết cả con cừu chỉ trong 1 bữa, cô gái bị nhà hàng buffet cho vào danh sách đen vĩnh viễn

  • Đắk Lắk: Đại tá Lê Văn Tuyến làm Giám đốc Công an tỉnh

  • Em dâu chết ngạt trong ‘túp lều kinh nguyệt’, anh rể bị bắt

  • Đã xác định xe giả vụ 2 xe Audi trùng biển số ở Đồng Nai

Loading...
← Trước đó
Đắk Nông: Bắt người cung cấp dung môi cho đại gia Trịnh Sướng làm xăng giả
Tiếp theo →
Bắt 2 nghi can giết 1 phụ nữ trong phòng trọ ở Bình Dương
Tin đã đăng
  • Trung Quốc vừa tạo ra lợn khỉ
  • Phát hiện xác người trong bụng cá sấu dài hơn 4 mét
  • Sửng sốt với hình ảnh đầu người già nua xuất hiện trên Sao Hỏa
  • Cái giá của tái chế rác điện tử tại Thái Lan: ‘Chúng ta sẽ chết dần’
  • Người phụ nữ Malaysia vượt qua ‘một núi phân người’ để leo Everest
  • Đại dương cạn kiệt oxy ở mức kỷ lục, báo động hàng loạt ‘vùng chết’
giá cà phê mới nhất
Loading...
Mới nhất

Gia Lai: Trường học vừa mới đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng

Gần 20 thanh niên đẩy xe ô tô bị lật ngữa giữa đường cứu tài xế

Thầy giáo bị phụ huynh tố nói nữ sinh “hàng to” trần tình sự việc

‘Ma giáo mặt đen’, từ hoang mang đến trào lưu ngớ ngẩn

Nhặt được hơn 600 triệu đồng trong két sắt bỏ hoang, quyết định mang tất cả đi làm từ thiện

1977 Vlog mất hết toàn bộ video trên kênh: Có phải do vi phạm chính sách từ YouTube?

Con du học bằng tiền ngân sách rồi không về tỉnh, quan chức Quảng Ngãi nói gì?

Nhóm côn đồ vác hung khí truy sát đối thủ, phá nát xe taxi

Xem giá cà phê trực tuyến
  • TINTÂYNGUYÊN.COM
  • Xã hội
  • Pháp luật
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Sắc màu Tây Nguyên
  • [ Liên hệ / Sitemap / NC]

Tin Tây Nguyên

Tintaynguyen.com là một website tổng hợp tin tức hoàn toàn được điều khiển tự động bởi máy tính. Mỗi ngày tin tức về 05 tỉnh Tây Nguyên, tin tức thời sự, giải trí từ các trang tin điện tử Việt Nam được Tintaynguyen.com tự động tổng hợp, phân loại theo tỉnh nhóm các bài viết liên quan và hiển thị theo sở thích đọc tin của từng độc giả.

Tây Nguyên

  • Đắk Lắk
  • Lâm Đồng
  • Gia Lai
  • Đắk Nông
  • Kon Tum

Xem nhanh

  • Giá cà phê mới nhất
  • An ninh trật tự Đắk Lắk
  • An ninh trật tự Lâm Đồng
  • An ninh trật tự Gia Lai
  • An ninh trật tự Kon Tum
  • An ninh trật tự Đắk Nông
  • Click49
  • Đà Lạt
  • Buôn Ma Thuột
  • Bảo Lộc
  • Báo Lâm Đồng
  • Lâm Đồng 24h
  • Du lịch Đà Lạt
  • Daklak 24h
  • An ninh Lâm Đồng
  • Trật tự Lâm Đồng
  • An ninh Đắk Lắk
  • Trật tự Đắk Lắk
  • Báo Đắk Lắk
  • Giá hồ tiêu
  • Giá cà phê Lâm Đồng
  • Giá cà phê Đắk Lắk
  • Giá cà phê Gia Lai
  • Giá tiêu Bình Phước
  • Giá tiêu Gia Lai
  • Giá tiêu Bà Rịa
  • Giá tiêu đen
  • Giá cà phê nhân
  • Giá cà phê tươi
  • Giá cà phê Robusta
  • Nhắn tin giá cà phê
  • Bầu Đức
  • Đoàn Nguyên Đức
  • Hoàng Anh Gia Lai
  • HAGL
  • Bao moi Gia Lai
  • Ma lai
  • Thuốc thư
  • Seek logo
  • Brand Logos Vector
  • Real Madrid logo
  • Giá cà phê trực tuyến
  • Giá hồ tiêu mới nhất
  • Cà phê rang xay
  • Brandslogo
  • Giá vàng
  • Xu hướng giá cà phê
  • Đặng Lê Nguyên Vũ
  • Chùa Ba Vàng
  • Click49
  • báo Click49
  • thành phố Bảo Lộc
  • Giá sầu riêng