Trong phương ngữ của nhân dân miền Tây Nam Bộ, rắn hổ mang chúa thường được gọi là hổ mây. Đây là loài rắn độc vừa lớn, vừa có khả năng di chuyển rất nhanh nhẹn.
Trong phương ngữ của nhân dân miền Tây Nam Bộ, rắn hổ mang chúa thường được gọi là rắn hổ mây. Đây là loài rắn độc vừa lớn, vừa có khả năng di chuyển rất nhanh nhẹn, người dân gọi là hổ mây mang ý nghĩa có thể “đi mây về gió”.
Rắn hổ mây sinh sống hầu khắp miền Tây. Rừng U Minh (Cà Mau, Kiên Giang), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Bảy Núi (An Giang) là những địa danh gắn liền loài rắn hổ mây. Đây là những địa điểm được cho là có nhiều rắn hổ mây sinh sống nhất miền Nam.
Màu sắc của rắn hổ mây do môi trường quyết định. Tùy theo môi trường sinh sống, da rắn có màu sắc khác nhau. Thông thường, rắn sống nơi nhiều ánh sáng, vùng sông suối, ao hồ có da sáng màu; sống nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, núi cao, hang động có da tối màu.